Dự án cung cấp hệ thống thư viện nghiệp vụ đến trường Đại học Cảnh sát Nhân dân

Vào tháng 11/2020, IDT Vietnam hân hạnh là đơn vị thực hiện dự án “cung cấp hệ thống thư viện nghiệp vụ đến trường Đại học Cảnh sát Nhân dân” tại thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm sẽ được trang bị các giải pháp thư viện và số hoá bao gồm: hệ thống cổng an ninh RFID, trạm mượn trả tự động, thẻ RFID & dây từ EM, thiết bị kiểm kê, scan bán tự động hỗ trợ trong các hoạt động nghiên cứu và trao đổi thông tin. Ngoài ra, việc trang bị hệ thống cổng an ninh RFID giúp thư viện kiểm soát được lưu lượng ra vào theo thời gian thực và quản lý an ninh thư viện chặt chẽ hơn.

I. Sơ lược về Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân

Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (PPU) là một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của ngành Công an, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy các trình độ đại học và sau đại học cho lực lượng cảnh sát nhân dân; nghiên cứu, chuyển giao khoa học và phối hợp chặt chẽ với Công an các đơn vị, địa phương, các trường đại học trên lĩnh vực bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội của đất nước.

Quá trình hình thành và phát triển của
1976-1985: Trường Hạ quan Cảnh sát nhân dân II tại miền Nam
1985-1989: Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II, địa điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh
1989-2020: Trường Đại học Cảnh sát nhân dân cơ sở phía Nam (trụ sở chính đến nay)

Địa chỉ: 36 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.

II. Dự án cung cấp hệ thống thư viện nghiệp vụ đến trường Đại học Cảnh sát Nhân dân

Nhằm thúc đẩy những nhiệm vụ chiến lược phát triển dài hạn trong tương lai .Thư viện trường đã quyết định trang bị cổng an ninh RFID, trạm mượn trả tự động, thẻ RFID & dây từ EM, thiết bị kiểm kê, scan bán tự động.

2.1. Hệ thống cổng từ an ninh thư viện Plexi V Light EM – RFID Hybrid tại thư viện Đại học Cảnh sát Nhân dân

Hệ thống cổng an ninh thư viện kết hợp công nghệ EM và RFID là giải pháp công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể, sách, tài liệu.

Hệ thống cổng an ninh thư viện RFID Hybrid bao gồm các cánh cổng từ phát hiện được lắp đặt ở lối ra thư viện, cổng an ninh sẽ giúp kiểm soát an ninh khu vực ra vào tự động và đảm bảo không có tài liệu nào đã dán thẻ nhãn RFID bị đánh cắp ra khỏi không gian thư viện khi chưa được phép.

Với khả năng kết hợp đồng thời cả hai công nghệ EM và RFID, đảm bảo tất cả tài liệu đã được kích hoạt an ninh với chip RFID hay dây từ EM đều sẽ kích hoạt báo động khi đi qua cổng. Đối với thư viện trước đây đã sử dụng công nghệ EM thì có thể tận dụng được tốt, vẫn được đảm bảo an ninh.

Với chất liệu thuỷ tinh hữu cơ cao cấp và thiết kế hiện đại, tinh tế về mặt thẩm mỹ dễ dàng kết hợp hài hoà với kiến trúc thư viện Đại học cảnh sát nhân dân.

cong-tu-an-ninh-thu-vien-rfid-plexi-v-light-em-rfid-hybrid

Hình ảnh sản phẩm cổng an ninh RFID

>>> Tìm hiểu thêm thông tin: Cổng an ninh thư viện RFID Hybrid

2.2. Trạm tự mượn/ trả tự động tại thư viện Đại học Cảnh sát Nhân dân

Trạm tự mượn / trả tài liệu công nghệ RFID, dạng quầy đứng, cho phép bạn đọc tự mượn/trả tài liệu dễ dàng mà không cần sự trợ giúp của thủ thư. Bao gồm đầu đọc RFID, máy tính, màn hình cảm ứng 17”, đầu đọc thẻ, máy in biên lai. Trạm sử dụng phần mềm LibRid 3 làm giao diện người dùng. Có thể điều chỉnh độ cao của bàn mượn trả nhằm phù hợp với nhiều bạn đọc kể cả trẻ em và người khuyết tật.

tram-muon-tra-sach-tu-dong-lyngsoe-pilar

Hình ảnh trạm mượn/trả tự động

Khi bạn đọc thực hiện mượn, trả hoặc gia hạn, phần mềm trên thiết bị sẽ tự động kết nối với cơ sở dữ liệu của phần mềm thư viện để kiểm tra thông tin cũng như tình trạng mượn/trả của tài liệu. Sau đó, sẽ thực hiện đăng ký mượn/trả/gia hạn tùy theo lựa chọn của bạn đọc đồng thời bỏ kích hoạt hoặc kích hoạt tính năng an ninh cho các tài liệu. Bạn đọc đến đây cũng có thể in biên lai cho giao dịch nếu muốn. Các trạm tự mượn/trả có nhiều kiểu dáng và thiết kế khác nhau để phù hợp với nhu cầu của từng thư viện, ví dụ như: dạng để bàn, dạng kiosk đứng, dạng có thể nâng hạ điều chỉnh độ cao bằng motor điện.

>>> Xem thêm: Trạm tự mượn/trả sách tự động Lyngsoe Pilar 

2.3 Thẻ RFID (chip RFID) và dây từ EM tại thư viện Đại học cảnh sát nhân dân

Thẻ RFID trong thư viện
RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giảm sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng.
Công nghệ RFID là dòng chip không sử dụng tia sáng để quét mã vạch, không tiếp xúc trực tiếp. Hiện nay đã có rất nhiều loại thẻ có thể được đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sơn, bìa cứng…và các điều kiện môi trường khác mà mã vạch hoặc các công nghệ khác không thể nhận diện được.
Hiện nay, thẻ RFID được sử dụng rộng rãi và thay thế hoàn toàn so với các loại thẻ mã vạch dán trên sản phẩm tại các siêu thị hoặc mã vạch in trên bìa sách tại các thư viện. Bạn không cần phải mất nhiều thời gian để đưa thiết bị vào sát mã vạch để quét, thẻ RFID cho phép thông tin có thể truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần tiếp xúc vật lý hay chạm gần, chỉ cần ở trong phạm vi.

>>>Xem thêm: Ứng dụng RFID trong thư viện

Dây từ EM trong thư viện
Dây từ EM (còn gọi là tem từ, chỉ từ, dải từ) dành cho tài liệu in: có loại dây từ dùng cho tài liệu bìa cứng (đưa vào gáy sách) hoặc bìa mềm (dán bên trong trang sách – sát gáy sách) nhằm phục vụ mục đích an ninh cho tài liệu trong quá trình lưu thông. Có khả năng tương thích với đa số các loại cổng từ an ninh thư viện nên có thể tận dụng để kết hợp cùng với khi trang bị cổng từ có sử dụng công nghệ RFID.

>>>Xem thêm: Dây từ công nghệ EM cho tài liệu thư viện

the-rfid-va-day-tu-em

Hình ảnh thẻ RFID và dây từ EM

2.4. Thiết bị kiểm kê và tìm kiếm tài liệu Lyngsoe Library Clerk tại thư viện Đại học Cảnh sát Nhân dân

Thiết bị kiểm kê/tìm kiếm tài liệu Lyngsoe Library Clerk ™ sử dụng công nghệ RFID cho phép kiểm kê kho sách, tìm kiếm và xác định tài liệu lưu trữ sai vị trí.

Với chức năng kiểm kê, thủ thư chỉ đơn giản cầm thiết bị quét antenna qua tất cả các kệ sách cần kiểm kê, sau đó các mã tài liệu được quét sẽ lưu vào một máy tính bảng. Các file thu được cho thể xuất ra dưới dạng file excel thông qua một phần mềm quản lý trên máy tính.

Thiết bị giúp dễ dàng tìm kiếm tài liệu theo danh sách mã tài liệu cần tìm kiếm, nháy đèn và thông báo âm thanh khi tìm thấy được tài liệu.

Xác định vị trí các tài liệu đặt không đúng chỗ để giúp thủ thư dễ dàng sắp xếp lại kho sách khi tài liệu bị đặt không đúng thứ tự hoặc vị trí giữa các tủ/giá sách.

thiet-bi-kiem-ke-va-tim-kiem-tai-lieu-lyngsoe-library-clerk
Hình ảnh thiết bị kiểm kê/tìm kiếm tài liệu Lyngsoe Library Clerk

2.5 Máy scan sách chuyên dụng Zeta tại thư viện Đại học Cảnh sát Nhân dân

Đối với công tác số hoá và lưu trữ tài liệu đối với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng là một điều cần thiết nói chung và đối với trường Đại học Cảnh sát Nhân dân nói riêng máy scan là một thiết bị không thể thiếu. Tuy vậy, khái niệm máy scan chuyên dụng bán tự động vẫn còn là một khái niệm xa lạ đối với rất nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

Để đáp ứng nhu cầu, trường đã quyết định trang bị thêm mẫu máy scan chuyên dụng bán tự động để phục vụ công việc hiệu quả số hoá và lưu trữ thông tin. Zeta là dòng máy scan chuyên dụng cho sách, báo, tài liệu đóng tập, khả năng quét được từ khổ A3 trở xuống tuy vậy nhưng lại sở hữu vô cùng nhỏ gọn, linh hoạt. Với chất lượng hình ảnh cao, nên được sử dụng phổ biến trong các cơ quan thư viện, lưu trữ số, bảo tàng…không chỉ đảm nhiệm chức năng như một chiếc máy photocopy tài liệu mà còn giúp người dùng số hoá và lưu trữ tài liệu dễ dàng, nhanh chóng với tốc độ quét cao.

may-scan-sach-chuyen-dung-zeta

Hình ảnh máy scan chuyên dụng Zeta

>>>Xem thêm thông tin:  Máy scan sách chuyên dụng Zeta 

 

Dự án cung cấp hệ thống thư viện nghiệp vụ đến trường Đại học Cảnh sát Nhân dân năm 2020 là một dự án quan trọng và có ý nghĩa to lớn, tạo cơ hội giúp trường phát triển trong việc chuyển đổi số các hoạt động quản lý thư viện, số hoá và lưu trữ, cũng như cung cấp các nguồn lực phục vụ cho sinh viên và các cán bộ học tập và nghiên cứu nơi đây.

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *