Dự án lắp đặt thiết bị bàn ghế và công nghệ thư viện cho Trung tâm Thông tin Thư viện thuộc Trường Đại học Tiền Giang
Vào tháng 2/2020, IDT Vietnam hân hạnh là nhà cung cấp thực hiện dự án “Cung cấp, lắp đặt hệ thống thiết bị, phần mềm và thiết bị số hoá” thuộc Dự án cung cấp, lắp đặt thiết bị bàn ghế và công nghệ thư viện cho Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Tiền Giang”. Trung tâm sẽ được lắp đặt bị hệ thống thiết bị công nghệ RFID, hệ thống phần mềm, thiết bị số hoá giúp hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và trao đổi thông tin.
I. Sơ lược về Trung tâm Thông tin – Thư viện thuộc Trường Đại học Tiền Giang
Trường Đại học Tiền Giang được thành lập theo quyết định số 132/2005/QĐ-TTg ngày 06/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang (thành lập 9/1997 trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Sư phạm và Trường Trung học sư phạm mà tiền thân là 4 trường Sư phạm của tỉnh được thành lập từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng) và Trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang (thành lập 8/2000, trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng tại chức liên tỉnh Tiền Giang – Long An – Bến Tre mà tiền thân là Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang ra đời 1971 và Trường Công nhân Kỹ thuật Tiền Giang).
Hiện nay trường đang đào tạo 63 chương trình đào tạo. Trong đó có 15 chương trình đại học (08 chương trình đại học chính quy, 07 chương trình liên thông); 27 chương trình Cao đẳng (19 chương trình chính quy, 08 chuyên ngành liên thông) và 13 chương trình Trung cấp chuyên nghiệp.
Mục tiêu của trường là nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
Địa chỉ: 119 Ấp Bắc – Phường 05 – Thành phố Mỹ Tho – Tỉnh Tiền Giang.
II. Dự án lắp đặt thiết bị bàn ghế và công nghệ thư viện cho Trung tâm Thông tin Thư viện thuộc Trường Đại học Tiền Giang
Với những nhiệm vụ chiến lược quan trọng và dài hạn trong tương lai. Trung tâm Thông tin Thư viện thuộc trường Đại học Tiền Giang quyết định đầu tư hệ thống thiết bị, phần mềm, hệ thống CNTT và nội thất.
2.1. Hệ thống thiết bị RFID
Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến, cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết các đối tượng cần quản lý trong thư viện. Công nghệ RFID đã được áp dụng rộng rãi vào quy trình quản lý thư viện trong các mô hình thư viện hiện đại ngày nay, hướng đến sự tiện nghi và chủ động cho người dùng.
Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Tiền Giang là một trong những trung tâm đã ứng dụng rất tốt công nghệ nay vào quy trình quản lý thư viện năm 2020. Đã được trang bị các thiết bị RFID bao gồm:
Hệ thống cổng an ninh tự động RFID: được đặt ở cửa ra vào của trung tâm, có chức năng phát hiện và cảnh báo khi có người mang ra ngoài các tài liệu chưa được xử lý.
Máy mượn/trả tự động: được đặt ở khu vực lễ tân, cho phép người dùng tự mượn hoặc trả sách mà không cần qua nhân viên thư viện. Máy có thể xử lý cùng lúc nhiều quyển sách, giúp tiết kiệm thời gian và bảo mật thông tin người dùng.
Thiết bị kiểm kê tài liệu: được sử dụng để kiểm tra số lượng và vị trí của các tài liệu trong kho, giúp cập nhật và điều chỉnh dữ liệu một cách chính xác và nhanh chóng.
Việc triển khai công nghệ RFID trong quản lý thư viện đã giúp Trung tâm tối ưu nhanh chóng các hoạt động trong việc quản lý, cải thiện chất lượng công việc. Tăng tính chủ động và thuận tiện cho người dùng trong việc mượn/trả và sử dụng tài liệu. Đồng thời, cũng tăng khả năng an ninh khi ra vào khu vực và tránh các trường hợp mất cắp tài liệu.
Hình ảnh các thiết bị sử dụng công nghệ RFID
>>>Xem thêm: Công nghệ RFID đã giúp thư viện thông minh như nào?
2.2. Phần mềm quản lý thư viện KIPOS
Giải pháp thư viện tổng thể, tích hợp hoàn chỉnh để hỗ trợ tối đa công tác quản lý, khai thác mọi dạng thông tin tư liệu từ truyền thống tới tài liệu dạng số và xuất bản điện tử của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường bằng các công nghệ và kỹ thuật mới nhất.
Cấu trúc hệ thống bao gồm 3 hệ thống nhỏ kết hợp:
– Hệ KIPOS.Automation: Tự động hóa Thư viện
– Hệ KIPOS.Digital: Thư viện Số
– Hệ KIPOS.WebPortal: Hệ quản trị nội dung website và Cổng thông tin thư viện.
Với việc trang bị phần mềm quản lý thư viện tổng thể KIPOS sẽ giúp cho thư viện quản lý và sử dụng tối đa nguồn lực tài liệu nghiên cứu của mình (bao gồm cả tài liệu truyền thống và tài liệu dạng số). Tăng khả năng vận hành và giảm bớt các khâu trong quy trình quản lý thủ công, xử lý công việc nhanh chóng và hiệu quả.
Lựa chọn phần mềm KIPOS phục vụ cho thư viện sẽ là một giải pháp tích hợp hoàn chỉnh (All-in-one) trong một thư viện hiện đại ngày nay.
Hình ảnh phần mềm KIPOS
>>>Xem thêm: Phần mềm quản lý thư viện KIPOS
2.3. Máy scan tự động Scanrobot 2.0 MDS
Máy scan tự động ScanRobot® 2.0 MDS là một hệ thống số hóa khối lượng lớn tốc độ cao (Mass Digitization System – MDS) sử dụng công nghệ quét lăng kính (Prism Technology) – công nghệ lật giở trang bằng khí hoàn toàn tự động, hiện đại nhất trên thế giới hiện nay đã được cấp bằng sáng chế độc quyền của Treventus Mechatronics.
Với ScanRobot® 2.0, giải quyết được mọi vấn đề số hoá tài liệu trong thư viện: khối lượng tài liệu có quy mô lớn, nhiều loại hình tài liệu, đa dạng kích thước, tài liệu cổ, hiếm không thể tác động vật lý dễ gây hư hỏng…xử lý nhanh chóng và chính xác. Khả năng quét tốc độ cao khi dùng chế độ quét tự động có thể lên tới 2500 trang/giờ, hình ảnh đầu ra được xử lý đồng đều và đạt chất lượng cao.
Ngoài ra, còn có khả năng kết hợp với các chức năng tự động hóa trong thư viện số, lưu trữ và cổng thông tin của Trung tâm Thông tin – Thư viện trong một chỉnh thể thống nhất, linh hoạt, góp phần làm tăng hiệu suất công việc.
Hình ảnh máy scan tự động Scanrobot 2.0 MDS
>>>Tìm hiểu thêm về: Máy scan tự động Scanrobot 2.0 MDS
Dự án cung cấp, lắp đặt hệ thống thiết bị, phần mềm và thiết bị số hoá cho Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Tiền Giang góp phần đổi mới và phát triển trung tâm trong giai đoạn đổi mới chiến lược.