Dự án cung cấp thiết bị số hoá cho Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Tháng 06/2019, IDT VietNam đã hoàn thành dự án cung cấp thiết bị số hoá cho Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam với mục tiêu hướng đến nâng cao quá trình số hóa trong thư viện được hiệu quả hơn. Với các máy scan khổ lớn, máy đọc ghi vi phim phục vụ quét các loại tài liệu đặc thù của Viện mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu, đồng thời là giải pháp để nâng cao chất lượng tài liệu lưu trữ trong thời gian lâu dài của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

I. Sơ lược về Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – tên giao dịch quốc tế là Vietnam Academy of Social Sciences – có tiền thân từ Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý và Văn học (gọi tắt là Ban nghiên cứu Sử – Địa – Văn) được thành lập ngày 2 tháng 12 năm 1953, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam có hệ thống các thư viện gồm 01 thư viện tổng hợp và 30 thư viện chuyên ngành của 32 viện nghiên cứu và đơn vị trực thuộc trong đó thư viện KHXH là thư viện tổng hợp đa ngành do Viện Thông tin KHXH quản lý và là cơ quan đứng đầu hệ thống các thư viện của Viện Hàn lâm KHXHVN.

Website: https://vass.gov.vn/Pages/Index.aspx

Địa chỉ:  Số 1, Liễu Giai , Ba Đình, Hà Nội.

II. Dự án cung cấp thiết bị số hoá cho Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Với rất nhiều tài liệu đặc thù bao gồm bản đồ, tranh ảnh, tài liệu Hán Nôm (trên giấy dó), tài liệu vi phim, vi phiếu. Thêm vào đó tuổi đời của đa số các tài liệu đã rất lâu (lên đến vài trăm năm), việc số hóa chuyển dạng cho những tài liệu trên là không hề đơn giản, yêu cầu các thiết bị và phần mềm chuyên dụng, cùng với các chuyên gia có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản trong các lĩnh vực này. Vì các lý do như vậy, hệ thống thiết bị của hãng Zeutschel (CH Liên Bang Đức) đã được lựa chọn.

Vào 4/2019, các chuyên gia của Zeutschel cùng với chuyên gia của IDT Vietnam đã tiến hành triển khai lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, chuyển giao cho Viện Thông tin Khoa học Xã hội các hệ thống thiết bị số hóa tài liệu chuyên dụng bao gồm:

2.1 Máy scan sách chuyên dụng khổ A3 OS 15000 Advanced Plus

Máy scan sách chuyên dụng khổ A3 OS 15000 Advanced Plus được trang bị là máy scan tài liệu bán tự động, được xem như là một giải pháp đa chức năng cho hầu hết các tác vụ số hóa tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Máy scan sách chuyên dụng OS 150000 Advanced Plus có nhiều tính năng ưu việt, như:

  • Quét đa dạng tài liệu khổ A3 (phù hợp số hóa sách, báo, tài liệu đóng tập…) với độ phân giải cao, tốc độ nhanh và kết quả đầu ra đạt chất lượng cao
  • Trang bị giá đỡ sách tự động giúp số hóa tài liệu dễ dàng hơn, điều chỉnh trang sách để scan không bị lệch và sắc nét.
  • Với thiết kế hệ thống mới, khi sử dụng không gây lóa mắt cho người vận hành và bảo vệ được bản gốc tài liệu một cách tốt nhất.
  • Thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt khi đặt để ở nhiều không gian khác nhau trong thư viện, trung tâm lưu trữ
  • Tiết kiệm năng lượng khi không sử dụng máy. 

Máy scan sách chuyên dụng khổ A3 15000 OS Advanced Plus là một thiết bị lý tưởng cho việc số hoá đối với các loại tài liệu khổ lớn từ A3 trở xuống và có tuổi thọ lưu trữ lớn tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã Hội Việt Nam. 

may-sca-chuyen-dung-kho-a3-os-15000-advanced-plus

Hình ảnh máy scan chuyên dụng khổ A3 OS 15000 Advanced Plus

>>>Xem thêm: Máy scan sách chuyên dụng OS 15000 Advanced Plus

2.2 Máy scan tài liệu khổ lớn Chrome

Máy scan tài liệu khổ lớn Chrome được sử dụng để số hoá các tài liệu, báo, tạp chí, bản đồ, bản vẽ…với kích thước khổ giấy từ ≤ A2 tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng. 

Sử dụng công nghệ quét từ trên cao giúp máy quét được đa dạng các loại tài liệu mà không làm ảnh hưởng đến tài liệu, kết quả cho ra lại đạt chất lượng cao và tốt nhất. Mặc dù khổ quét tối đa lên tới khổ A2 nhưng Chrome được tối ưu với thiết kế nhỏ gọn, di động và thuận tiện cho việc đặt để thiết bị mọi không gian trong thư viện.

Với tiêu chí hướng tới người dùng ở tất cả mọi lĩnh vực nên hãng đã nghiên cứu để tạo ra một giao diện sử dụng đơn giản, dễ sử dụng. Thiết kế mới hỗ trợ ống kính thu phóng giúp máy quét có thể xử lý tốt các tài liệu bản gốc kích thước nhỏ. Đầu ra hỗ trợ hầu hết các định dạng tiêu chuẩn kết hợp với việc lưu trữ dưới nhiều môi trường khác nhau như: USB, print, email, network, dropbox, mobile, ftp.

may-scan-tai-lieu-kho-lon-chrome

Hình ảnh máy scan khổ lớn Chrome

>>> Xem thêm: Máy scan tài liệu khổ lớn Chrome

2.3 Máy đọc, ghi phim Delta HD Universal

Máy đọc vi phim chuyên dụng Delta HD Universal là thiết bị đọc và ghi microfilm dạng để bàn, giải pháp thay thế cho máy đọc vi phim truyền thống cũng như quét để lưu trữ dữ liệu. Kết hợp cùng với máy tính dạng để bàn, phần mềm điều khiển thiết bị, người dùng có thể tự số hoá tài liệu cho riêng mình, phục vụ các nhu cầu số hoá đơn giản và hiệu quả với các định dạng vi phim khác nhau. 

Với ưu điểm là nhỏ gọn, dễ sử dụng, giao diện thân thiện với người dùng, giúp cho người dùng có thể dễ dàng cài đặt và sử dụng máy mà không cần nhiều kỹ thuật. 

Máy có thể quét vi phim ở các chế độ màu sắc khác nhau với độ phân giải cao và tốc độ quét nhanh, giúp bạn có được hình ảnh chất lượng cao và tiết kiệm thời gian khi quét số lượng lớn.

Máy cũng có nhiều tính năng tiện ích như quét đa định dạng, thu phóng kỹ thuật số và quang học, quản lý tệp đơn giản và linh hoạt, khả năng chuyển đổi hình ảnh scan thành văn bản có thể tìm kiếm (OCR) và định dạng đầu ra linh hoạt như TIFF, PDF, JPG, BMP…điều này giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm, chỉnh sửa và chia sẻ tài liệu quét.

may-doc-ghi-vi-phim-delta-hd-universal

Hình ảnh máy đọc, ghi vi phim Delta HD Universal

>>>Xem thêm: Máy đọc, ghi vi phim Delta HD Universal

IDT hân hạnh là nhà cung cấp, lắp đặt dự án cung cấp thiết bị số hoá cho Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, dự án được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều sự phát triển mới cho thư viện trong các công tác số hoá và quản lý tài liệu lưu trữ tại Viện. Đồng thời quá trình số hoá diễn ra nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đáp ứng các mục tiêu phát triển chiến lược của Viện trong giai đoạn hiện nay.

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *