Dự án tăng cường trang thiết bị RFID phục vụ bạn đọc và lưu trữ tài liệu cho thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Đầu năm 2022, IDT hân hạnh là đơn vị cung cấp và lắp đặt hệ thống trang thiết bị RFID, thiết bị kiểm kê tài liệu, trạm mượn/trả sách tự động Self-check và máy khử trùng tài liệu thuộc dự án tăng cường trang thiết bị RFID phục vụ bạn đọc và lưu trữ tài liệu cho thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân phục vụ chuyển đổi quy trình quản lý thư viện đại học hiện đại, chuyên nghiệp. Dự án thực hiện với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ bạn đọc và đồng thời cũng đáp ứng các mục tiêu chiến lược đề ra của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói chung và thư viện trường nói riêng.

I. Sơ lược về Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 01 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Ngày 22 tháng 5 năm 1958, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 252-TTg đổi tên Trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục. Tháng 01 năm 1965 Trường lại một lần nữa được đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch. Ngày 22 tháng 10 năm 1985, Bộ trưởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên Trường thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) là một trong những trường đại học hàng đầu về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Trường được thành lập vào năm 1956 và nằm trong nhóm đại học trọng điểm quốc gia. Trường có quy mô đào tạo lớn với khoảng 45.000 sinh viên, 21 khoa, 38 chuyên ngành, 11 viện và 8 trung tâm nghiên cứu.

Địa chỉ: Tọa lạc tại Số 207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

II. Dự án tăng cường trang thiết bị RFID phục vụ bạn đọc và lưu trữ tài liệu cho thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân

2.1 Thiết bị công nghệ RFID trong thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Hệ thống cổng từ an ninh thư viện RFID

Cổng an ninh tại thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân hoạt động với tính năng nhận dạng bằng sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification). Các tài liệu có dán một nhãn RFID đã được kích hoạt (activate) tính năng chống trộm sẽ phát ra âm báo và đèn hiệu nếu một người mượn hay một khách mang tài liệu đi giữa các anten. Chức năng chống trộm chỉ được vô hiệu hóa (de-activate) khi tài liệu được mượn tại quầy thủ thư hoặc tại các trạm tự phục vụ có chức năng đăng ký mượn tài liệu và tắt chức năng này thì tài liệu mới không gây ra báo động.

Trạm thủ thư công nghệ RFID 

Khi thư viện bổ sung thêm tài liệu mới, những tài liệu này sẽ được dán nhãn RFID và ghi thông tin định danh tài liệu lên chip. Đây chính là cơ sở để các máy RFID có thể xác định được đó là tài liệu gì trong suốt chu trình lưu thông của tài liệu. Ngoài ra, trạm thủ thư còn hoạt động như một trạm lưu thông, có các chức năng cho phép mượn/trả tài liệu. Tại quầy thủ thư, khi phát sinh một yêu cầu mượn/trả, (các) tài liệu sẽ được đặt lên trạm để đọc thông tin trên chip RFID gắn trong tài liệu. Lúc này thủ thư chỉ việc kết hợp với thông tin bạn đọc qua thẻ để thực hiện giao dịch mượn/trả này thông qua một lần nhấn nút trên phần mềm. Các tính năng an ninh (EAS) trên các tài liệu được bỏ kích hoạt và giao dịch được ghi nhận trên CSDL.

Trạm thủ thư giúp lập trình chip RFID dán trên tài liệu trong thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, kết hợp với phần mềm để lưu thông tài liệu. Ngoài ra, trạm thủ thư có khả năng lắp đặt dễ dàng, kết nối mạng và USB, giám sát từ xa, có khả năng bật/tắt EAS và tương thích với tiêu chuẩn AFI. 

Thẻ RFID (Chip RFID) trong thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân

RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giảm sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng.

Công nghệ RFID là dòng chip không sử dụng tia sáng để quét mã vạch, không tiếp xúc trực tiếp. Hiện nay đã có rất nhiều loại thẻ có thể được đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sơn, bìa cứng…và các điều kiện môi trường khác mà mã vạch hoặc các công nghệ khác không thể nhận diện được.

Hiện nay, thẻ RFID được sử dụng rộng rãi và thay thế hoàn toàn so với các loại thẻ mã vạch dán tên sản phẩm tại các siêu thị hoặc mã vạch in trên bìa sách tại các thư viện. Bạn không cần phải mất nhiều thời gian để đưa thiết bị vào sát mã vạch để quét, thẻ RFID cho phép thông tin có thể truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần tiếp xúc vật lý hay chạm gần, chỉ cần ở trong phạm vi. 

thiet-bi-cong-nghe-rfid

Hình ảnh hệ thống công nghệ RFID

>>>Xem thêm thông tin: Công nghệ RFID / Ứng dụng công nghệ RFID tại đây

2.2 Trạm mượn/trả sách tự động Lyngsoe Phoenix Selfcheck-Kiosk tại thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trạm mượn/trả sách Lyngsoe Phoenix Selfcheck-Kiosk là một thiết bị công nghệ RFID dành cho thư viện, cho phép bạn đọc tự làm thủ tục mượn trả tài liệu mà không cần trợ giúp của thủ thư với giao diện tự phục vụ trực quan, dễ dàng sử dụng. 

Trạm có thiết kế hiện đại, nhỏ gọn, sang trọng và dễ sử dụng. Bạn đọc có thể quét thẻ thư viện, đặt tài liệu lên khu vực đọc RFID, xem thông tin tài khoản, gia hạn tài liệu và in biên lai giao dịch. Trạm cũng có thể kết nối với cơ sở dữ liệu của phần mềm thư viện thông qua giao thức SIP2 tiêu chuẩn cho phép tương thích với gần như toàn bộ phần mềm thư viện hiện nay.

Trạm tự mượn trả có thể nhận diện các tài liệu đã được dán các chip RFID đã ghi thông tin, thông qua đầu đọc RFID. Đồng thời, trạm sẽ thông qua đầu đọc thẻ cho phép quét thẻ thư viện, thẻ bạn đọc để đăng ký mượn, gia hạn tài liệu, xem thông tin tài khoản. Bạn đọc có thể tự mượn, trả, gia hạn nhiều tài liệu cùng một lúc thông qua một màn hình cảm ứng, với các thao tác đơn giản và ngôn ngữ được hỗ trợ trợ bao gồm cả tiếng Việt.

Tram Tu Muon Tra Sach Lyngsoe Phoenix™ Selfcheck Kiosk

Hình ảnh trạm mượn/trả sách tự động Lyngsoe Phoenix Selfcheck-Kiosk

>>>Tham khảo thêm thông tin: Lyngsoe Phoenix Selfcheck-Kiosk

2.3 Máy khử trùng tài liệu BS – 2300 tại thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Máy khử trùng tài liệu MITAC BS-2300 có khả năng khử trùng sách, tài liệu, đồ cá nhân… bằng tia UV mà không ảnh hưởng đến tình trạng vật lý của tài liệu/ đồ vật cần số hoá. Công nghệ khử trùng tia UV-C với bước sóng 253,7nm, sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế, giúp khử trùng diệt khuẩn đặc biệt hiệu quả và an toàn với người dùng.

Máy có thể tiêu diệt 99,99% các loại vi khuẩn và virus gây bệnh như e.coli, golden staph, SARS, MERS, có khả năng làm sạch và khả năng khử trùng sâu vào bên trong từng trang sách hoặc tập tài liệu thư viện. 

Chỉ 30s/1 lần khử trùng bạn hoàn toàn có thể làm sạch số lượng lớn tài liệu khỏi bụi bẩn, nấm mốc và vi khuẩn…tránh việc hỏng tài liệu và ảnh hưởng sức khỏe của người dùng. 

Tích hợp màn hình để phát hình ảnh/video để quảng bá cho sản phẩm hoặc hình ảnh thư viện..Ngoài ra, với thiết kế đi kèm bánh xe để dễ dàng di chuyển giữa các khu vực mà không cần di dời sách/tài liệu quá xa nơi đặt để.

may-khu-trung-tai-lieu-bs-2300

Hình ảnh sản phẩm máy khử trùng tài liệu BS – 2300

>>>Tham khảo thêm thông tin: Máy khử trùng tài liệu BS – 2300

 

Việc đầu tư trang thiết bị phục vụ bạn đọc và lưu trữ tài liệu cho thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân là cơ sở để có cải thiện chất lượng dịch vụ tại thư viện và cũng góp phần giúp thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát triển phù hợp với các mục tiêu chiến lược được đề ra của trường nói chung và thư viện trường nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *