Dự án thư viện thông minh – Thư viện CS1 Trường Đại Học Điện Lực
Dự án cải tạo thư viện thông minh của trường Đại học Điện Lực được triển khai nhằm mục đích cải thiện quy trình quản lý tài liệu và nâng cao hiệu quả công việc của thư viện, đáp ứng nhu cầu của sinh viên, giảng viên và nghiên cứu sinh tại trường. IDT Vietnam đã đảm nhận vai trò cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị, máy scan chuyên dụng, đồng thời hướng dẫn sử dụng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và bảo trì cho thư viện của trường
1. Sơ lược về Trường Đại học Điện lực
Trường Đại học Điện lực là một trường đại học hàng đầu tại Việt Nam, chuyên đào tạo các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực điện lực và năng lượng. Trường được thành lập vào năm 1960, có trụ sở chính tại Hà Nội và hai cơ sở đào tạo ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Thanh Hóa. Trường có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và đầy đủ trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu đào tạo của sinh viên. Các chuyên ngành đào tạo tại trường bao gồm điện tử, điện lực, điện cơ, điện tử viễn thông, quản lý năng lượng, và các chương trình đào tạo sau đại học.
2. Dự án thư viện thông minh – Thư viện Trường Đại Học Điện Lực
Vào đầu năm 2020, Công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ Số (IDT Vietnam) đã thực hiện công trình cải tạo Thư viện cơ sở 1 của Trường Đại học Điện lực. Quá trình này bao gồm thiết kế, thi công và triển khai hệ thống thiết bị, phần mềm và nội thất thư viện thông minh. Sau hai tháng gấp rút, từ việc sửa chữa hệ thống điện mạng và điều hòa, cho đến lắp đặt trang thiết bị nội thất, hệ thống cây xanh và thiết bị thư viện chuyên dụng, công trình đã hoàn thiện và sẵn sàng để sử dụng.
Dự án cải tạo Thư viện cơ sở 1 được triển khai nhằm tạo ra một không gian học tập và nghiên cứu hiện đại, thoải mái và đáp ứng nhu cầu của giảng viên và sinh viên. Với diện tích hơn 200m2 và bố trí trên 3 tầng, thư viện không chỉ đóng vai trò là nơi học tập và nghiên cứu, mà còn là không gian để nghỉ ngơi, thư giãn và truyền cảm hứng.
Một trong những điểm đáng chú ý là việc lắp đặt hệ thống an ninh thư viện công nghệ RFID và hệ thống kiểm soát ra vào tự động. Hệ thống này giúp tăng tính chủ động cho người dùng khi ra/vào thư viện và đồng thời cải thiện khả năng quản lý thư viện của các cán bộ.
Thư viện cơ sở 1 của Trường Đại học Điện lực có mục tiêu phát triển thành một thư viện thông minh. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và cung cấp hỗ trợ nghiệp vụ cho cán bộ. Để đạt được mục tiêu này, thư viện đã sử dụng hệ thống RFID – Nedap, bao gồm hệ thống tự động hóa thư viện công nghệ RFID và hệ thống cổng kiểm soát ra/vào thư viện (Access Control).
Bên cạnh đó, thư viện Đại học Điện Lực cũng đã đầu tư vào trang thiết bị nội thất theo mô hình không gian học tập trung “learning common“, với sự tập trung vào người đọc. Thư viện được thiết kế theo phong cách hiện đại, chuyên nghiệp và thân thiện, cung cấp nguồn lực thông tin đa dạng và phong phú. Điều này mang lại bước đột phá trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo và nghiên cứu tại Trường Đại học Điện lực, đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên và giảng viên.
Một số hình ảnh của thư viện sau khi dự án được triển khai:
Phối cảnh tổng thể tầng 1 | Phối cảnh tổng thể tầng 2 | Phối cảnh tổng thể tầng 3 |
Phối cảnh tổng thể thư viện
2.1. Quầy thông tin thư viện Đại học Điện Lực
Quầy thông tin là vị trí nhân viên thư viện làm việc và phục vụ bạn đọc. Tại đây, nhân viên thư viện có thể giám sát toàn bộ các hoạt động của người sử dụng không gian chung. Có các trang thiết bị cơ bản được cài đặt, như máy tính tại quầy thông tin và các trạm thủ thư/lập trình để dễ dàng mượn/trả tài liệu, ngoài ra còn có trạm tra cứu tài liệu giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin và tài liệu cần thiết. Các thiết bị này đóng vai trò quan trọng trong việc tự động hóa thư viện, giúp tăng tính linh hoạt, chủ động cho người dùng.
2.2. Không gian trưng bày truyền thống thư viện Đại học Điện Lực
Thông thường, các trường đại học sẽ có nhà xuất bản riêng chuyên sản xuất các tài liệu được viết bởi giảng viên và sinh viên trong trường. Vì vậy, khu vực trưng bày hoặc bán các ấn phẩm xuất bản của trường Đại học Điện Lực được thiết kế nhằm giới thiệu những tài liệu hữu ích để phục vụ quá trình nghiên cứu và học tập của người sử dụng thông tin.
2.3. Kho mượn thư viện Đại học Điện Lực
Kho mượn thư viện Đại học Điện lực là khu vực trong thư viện chứa các tài liệu cho phép bạn đọc mượn về hoặc đọc tại chỗ, bao gồm đa dạng các loại giáo trình, bài giảng và tài liệu tham khảo dành cho sinh viên, giảng viên và nghiên cứu sinh.
2.4. Khu tự học thư viện Đại học Điện Lực
Khu vực tự học của thư viện Đại học Điện Lực được bố trí đầy đủ bàn học, máy tính, tủ đồ cá nhân… tạo nên không gian lí tưởng giúp các sinh viên, nghiên cứu sinh có thể tự học tập, nghiên cứu.
2.5. Phòng dịch vụ thư viện Đại học Điện Lực
Phòng dịch vụ thư viện Đại học Điện Lực được trang bị các thiết bị Scan – Số hóa và máy photo, cho phép người sử dụng thông tin có thể in ấn và photocopy tài liệu. Các khoản phí thu được từ dịch vụ này sẽ được đầu tư trở lại vào thư viện, nhằm đóng góp vào quá trình phát triển giáo dục.
2.6. Khu vực đọc giải trí
Thư viện thông minh được thiết kế với không gian đặc biệt giúp người đọc có thể giải tỏa căng thẳng và thư giãn sau những giờ học tập và nghiên cứu. Khu vực này được thiết kế và trang trí với các họa tiết hấp dẫn, thu hút. Các hàng ghế được sắp xếp theo dạng vòng cung hoặc hình tròn, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu.
Khu vực đọc giải trí tầng 1, tầng 2
2.7. Không gian chung
Không gian chung được thiết kế ngay tại cửa ra vào của thư viện, nằm ở tầng 2 trong tiền sảnh. Tại đây, người đọc có thể tự do trao đổi và lựa chọn chỗ ngồi thoải mái. Khu vực này được trang bị các bộ bàn ghế và sofa đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đồng thời, thư viện cũng áp dụng công nghệ RFID cho hệ thống cổng an ninh, và hệ thống kiểm soát lối ra/vào được đặt ngay bên cạnh cổng ra vào của thư viện. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng người sử dụng thông tin không tuân thủ quy trình mượn/trả tài liệu, từ đó tránh thất lạc những tài liệu của thư viện.
2.8. Phòng đa phương tiện
Thư viện thực hành được trang bị một khu vực với máy tính và các thiết bị nghe nhìn như đài, đầu kỹ thuật số, tai nghe và các thiết bị màn chiếu. Khu vực này cũng được kết nối internet và Wifi, giúp người dùng có thể dễ dàng tiến hành học trực tuyến và tra cứu các cơ sở dữ liệu điện tử tại đây. Ngoài ra, đây cũng là nơi tổ chức các khóa đào tạo hàng tháng, hàng quý và hàng năm để giúp người của thư viện nắm vững các kỹ năng cần thiết.
2.9. Phòng đọc chuyên ngành
Với mỗi trường đại học, có nhiều chuyên ngành khác nhau được đào tạo. Khu vực phòng đọc chuyên ngành đóng vai trò quan trọng trong các thư viện đại học. Vì vậy, để phục vụ cho người dùng tin (bao gồm sinh viên, học viên, giảng viên…), thư viện trường Đại học Điện Lực đã bố trí phòng đọc chuyên ngành ở tầng 3, tạo điều kiện cho người đọc có một không gian yên tĩnh và thoải mái để nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực của mình. Phòng đọc chuyên ngành này được trang bị những tài liệu chuyên ngành đa dạng, được phân loại và sắp xếp một cách cẩn thận. Tại đây, bạn đọc sẽ được phục vụ tại chỗ với các tài liệu theo yêu cầu của mình.
Dự án cải tạo thư viện thông minh Trường Đại học Điện lực mang lại lợi ích đáng kể, giúp năng cấp hệ thống tự động hóa trong thư viện, tạo ra không gian hiện đại, tiện nghi. Đây là một bước tiến quan trọng để thư viện trở thành một trung tâm học thuật và nghiên cứu tiên tiến, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng học sinh và giảng viên.