Thư viện với việc thúc đẩy giáo dục và lưu trữ các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể (tiếng Anh: Intangible cultural heritage) là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. [3]

Theo UNESCO thì di sản văn hóa phi vật thể còn được hiểu như sau:

Truyền thống, đương đại, và sống cùng một lúc: di sản văn hóa phi vật thể không chỉ là những truyền thống được truyền lại từ quá khứ mà còn bao gồm các tập quán đương đại của nhiều nhóm văn hóa khác nhau ở vùng nông thôn và thành thị;

Tính tổng quát: chúng ta có thể chia sẻ các biểu đạt di sản văn hóa phi vật thể tương tự với những tập quán của các nhóm người khác. Dù các biểu đạt này từ một làng bên cạnh, từ một thành phố ở bên kia trái đất, hay đã được thích nghi do sự di cư và định cư ở một khu vực khác, chúng đều là di sản văn hóa phi vật thể: chúng được truyền từ đời này sang đời khác, tiến hóa theo môi trường xung quanh và hình thành trong chúng ta một ý thức về bản sắc và sự kế tục, kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Di sản văn hóa phi vật thể không hướng tới các câu hỏi như liệu một số tập quán chỉ thuộc về một văn hóa cụ thể mà nó góp phần tạo ra sự gắn bó xã hội, khuyến khích ý thức về bản sắc và trách nhiệm giúp mọi người cảm thấy mình là một phần của một hoặc nhiều cộng đồng và của toàn xã hội.

Tính thể hiện: di sản văn hóa phi vật thể không chỉ là một sản phẩm văn hóa mang tính cạnh tranh vì giá trị riêng biệt và đặc sắc của nó. Nó phát triển dựa trên cộng đồng và phụ thuộc vào các tri thức truyền thống, kỹ năng và phong tục tập quán được lưu truyền trong cộng đồng, từ thế hệ này sang thế hệ khác, hay được truyền cho các cộng đồng khác;

Tính dựa trên cộng đồng: di sản văn hóa phi vật thể chỉ có thể được gọi là di sản khi nó được thừa nhận bởi chính cộng đồng, nhóm người và các cá nhân tạo ra, lưu giữ và chuyển giao nó – nếu không có sự thừa nhận này, không ai khác có thể quyết định biểu đạt văn hóa hay tập quán nào là di sản của họ.

Tại Việt Nam tính đến tháng 01 năm 2018, cả nước có 248 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; bao gồm 93 lễ hội truyền thống, 60 di sản nghệ thuật trình diễn dân gian, 59 di sản tập quán xã hội và tín ngưỡng, 23 di sản nghề thủ công truyền thống, 5 di sản tri thức dân gian, 5 di sản tiếng nói, chữ viết và 4 di sản ngữ văn dân gian (trong đó có một di sản hỗn hợp là Nói Lý, Hát Lý của người Cơ Tu đồng thời là di sản nghệ thuật trình diễn dân gian và di sản tiếng nói, chữ viết). Tuy nhiên, đây chỉ là số liệu mang tính tương đối, do có những di sản được tính chung cho nhiều tỉnh, thành phố (ví dụ: Ca Trù, Đờn ca tài tử Nam Bộ), ngược lại có những di sản được tính riêng cho từng tỉnh, thành phố (ví dụ: Lễ hội Cầu Ngư, nghệ thuật Bài Chòi). Một trường hợp đặc biệt là nghi lễ Cấp sắc của người Dao, năm 2012 được công nhận là di sản chung của các tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai và Yên Bái, lần lượt các năm sau đó lại được công nhận là di sản riêng của tỉnh Tuyên Quang (năm 2013), tỉnh Thái Nguyên (năm 2014) và tỉnh Sơn La (năm 2016). Có 1 di sản là Lễ hội Trường Yên sau được Bộ văn hóa thể thao và du lịch điều chỉnh thành tên gọi là Lễ hội Hoa Lư. [4]

Hiện nay có 13 di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng tại Việt Nam được UNESCO công nhận [1] [2] [5], cụ thể dưới bảng sau: 

Bảng 1: Di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng tại Việt Nam được UNESCO công nhận (tính đến năm 2019)

 

Cho đến nay việc tiếp tục gìn giữ và phát huy những giá trị vốn có của những di sản văn hóa phi vật thể vẫn là câu hỏi lớn mà những nhà chức trách và người dân luôn quan tâm. Văn hóa là cội nguồn bản sắc của dân tộc, một dân tộc giàu mạnh là một dân tộc không quên nguồn gốc của mình và luôn hướng đến những giá trị tốt đẹp của truyền thống. Văn hóa phi vật thể thể hiện những tâm tư, suy nghĩ tình cảm của người dân trong quá trình lao động, sinh sống và học tập; được đúc kết qua nhiều thế hệ phản ánh những khát khao của người dân về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên qua nhiều năm tháng, với các tác động của việc tiếp biến, xâm thực văn hóa; cùng các yếu tố khác như điều kiện con người, kinh tế, chính trị… các di sản văn hóa phi vật thể đang ngày càng đứng trước nguy mai một, biến mất. Nhiều giải pháp đã được đưa ra hoặc đề xuất cho việc ngăn chặn tình trạng đáng báo động này. Trong số đó giải pháp được đánh giá cao hơn cả là “giáo dục” và “lưu trữ”; bởi lẽ chỉ có công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu mới giúp người dân hiểu rõ hơn về những di sản văn hóa phi vật thể để từ đó thêm yêu, thêm sức chung tay bảo vệ nhưng giá trị này. Hơn hết đối với các di sản văn hóa phi vật thể để gìn giữ được chúng ta phải tìm cách lưu trữ chúng thành những hiện vật, trong Thông tư Số 04/2010/TT-BVHTTDL: Quy định về việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia số do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2010 có đề cập tới khái niệm “tư liệu hóa” và định nghĩa như sau: Tư liệu hóa là hoạt động phỏng vấn, ghi chép, ghi âm, ghi hình (bao gồm hình ảnh tĩnh và hình ảnh động) và các hoạt động khác nhằm lập hồ sơ lưu giữ phục vụ việc nghiên cứu và bảo tồn lâu dài di sản văn hóa phi vật thể [6]. Những sản phẩm “tư liệu hóa” các di sản văn hóa phi vật thể có thể hiểu là vi phim; đĩa CD, DVD; sách giấy truyền thống; tư liệu chép tay… được lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ, cơ quan chủ quản về văn hóa và đặc biệt là tại các Thư viện để nhằm mục đích vừa phục vụ người dân khai thác sử dụng, vừa mang ý nghĩa bảo tồn.

Tôi có thử một khảo sát nhỏ, khi tra cứu trên OPAC của 11 hệ thống Thư viện mà tôi có đánh giá chủ quan rằng có thể có chứa nhiều loại tài liệu về văn hóa phi vật thể (không kể riêng những tài liệu về di sản văn hóa phi vật thể) với từ khóa “văn hóa phi vật thể” thì có kết quả như sau:

Bảng 2: Thống kê tra cứu từ khóa “Văn hóa phi vật thể” qua OPAC của các thư viện (tính đến ngày 27/05/2020)

 

Đối với từ khóa “văn hóa phi vật thể” thì đây là một từ khóa chung, có thể tìm ra nhiều loại tài liệu khác nhau với loại từ khóa này, nội dung bao gồm cả những văn hóa phi vật thể của thế giới và Việt Nam. Khi tìm kiếm ở OPAC của một số Thư viện tôi cũng chỉ tìm trong phần “tìm nhanh” nên đôi khi kết quả chưa được chính xác 100%, và tôi vì trong giới hạn khảo sát nên chỉ tập trung chọn phần tìm kiếm tài liệu là “sách” mà thôi. Nhưng dù thế qua kết quả này ta cũng có thể nhận định rằng tại các Thư viện trong cả nước việc lưu trữ những tài liệu về văn hóa phi vật thể khá là phong phú. Đặc biệt với loại tài liệu truyền thống là sách giấy thì việc quản lý, khai thác và bảo quản chúng một cách hợp lý để phục vụ người dân là một bài toán cần suy nghĩ. Tài liệu giấy là tài liệu chiếm phần lớn tại các Thư viện, nhưng chúng dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài gây hỏng. Để thực hiện công tác quản lý, khai thác và bảo quản được loại tài liệu này tốt hơn tôi có đề xuất như sau:

Sử dụng các thiết bị Scan – Số hóa để phục vụ sao chép, số hóa tài liệu

Bảng 3: Các thiết bị Scan – Số hóa tài liệu 

 

Sử dụng các phần mềm và ứng dụng công nghệ để quản lý hoạt động thư viện và tài liệu

Bảng 4: Các phầm mềm và ứng dụng công nghệ trong việc quản lý thư viện và tài liệu

 

Sử dụng các thiết bị, sản phẩm công nghệ khác

Bảng 5: Các sản phẩm công nghệ chuyên dụng cho tài liệu thư viện 

 

Tóm lại Thư viện giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy giáo dục và lưu trữ các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể. Để công tác Thư viện được thuận lợi Công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ số chúng tôi có cung cấp những giải pháp và tiện ích công nghệ như đã nêu ở bảng 3+4+5.
Để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn và các giải pháp công nghệ vui lòng liên hệ:

 VP Hà Nội: Biệt thự B2 Lô 18 Khu đô thị mới Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội
 contact@idtvietnam.vn
024.3222.2720, hoặc 024.62911401
VP TP HCM: P.609, 43/4 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
tuanlq@idtvietnam.vn
028.2229.5501, hoặc 0938.651.659

_____________________________________________________________________________________________
Tài liệu tham khảo:
[1] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Danh hiệu UNESCO tại Việt Nam, truy cập vào ngày 27/05/2020 tại địa chỉ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_hi%E1%BB%87u_UNESCO_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam
[2] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (Việt Nam), truy cập vào ngày 27/05/2020 tại địa: https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_Di_s%E1%BA%A3n_v%C4%83n_h%C3%B3a_phi_v%E1%BA%ADt_th%E1%BB%83_qu%E1%BB%91c_gia_(Vi%E1%BB%87t_Nam)
[3] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Di sản văn hóa phi vật thể, truy cập vào ngày 27/05/2020 tại địa chỉ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Di_s%E1%BA%A3n_v%C4%83n_h%C3%B3a_phi_v%E1%BA%ADt_th%E1%BB%83
[4] Di sản Văn hóa Phi vật thể là gì?, truy cập vào ngày 27/05/2020 tại địa chỉ: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000189113_vie
[5] Di sản văn hóa phi vật thể, truy cập vào ngày 27/05/2020 tại địa chỉ: http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/vd_quantam/nr150525163531/nr170711171141/ns170711171219/view
[6] Thông tư Số 04/2010/TT-BVHTTDL: Quy định về việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia số do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2010.
[7] OPAC của các Thư viện như đã dẫn nguồn ở bảng số 2.
_____________________________________________________________________________________________
Các bài viết liên quan đến chủ đề này của tác giả:
[1]Hải Anh (2019), Ứng dụng công nghệ thông tin vào thư viện góp phần xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian, truy cập tại địa chỉ: https://idtvietnam.vn/vi/ung-dung-cong-nghe-thong-tin-vao-thu-vien-gop-phan-xay-dung-bao-ton-va-phat-trien-van-hoa-dan-gian
[2] Hải Anh (2020), Nghệ thuật sân khấu Cải lương: Một số vấn đề nổi bật trong công tác Thư viện Việt Nam, tại địa chỉ: https://idtvietnam.vn/vi/nghe-thuat-san-khau-cai-luong-mot-so-van-de-noi-bat-trong-cong-tac-thu-vien-viet-nam-987
[3] Hải Anh (2020), Hướng tới xây dựng số hóa tài liệu Thư viện giúp bảo tồn và lưu trữ di sản văn hóa, tại địa chỉ: https://idtvietnam.vn/vi/huong-toi-xay-dung-so-hoa-tai-lieu-thu-vien-giup-bao-ton-va-luu-tru-di-san-van-hoa-1101
______________________________________________________________________________________________
Ngày đăng: 28/05/2020
Bài viết: Hải Anh
Ảnh: Sưu tầm internet

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *