Dự án cung cấp hệ thống thiết bị RFID tại thư viện Đại học Y Dược TPHCM

Vào quý 4 năm 2019, Thư viện trường Đại học Y Dược TPHCM đã được trang bị thêm hệ thống RFID thuộc “Dự án cung cấp hệ thống thiết bị RFID tại thư viện Đại học Y Dược TPHCM” do công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ Số thi công lắp đặt và triển khai hệ thống bao gồm: Hệ thống thiết bị RFID, thiết bị kiểm kê và định vị tài liệu, trạm mượn/trả sách tự động.​

I. Sơ lược về trường Đại học Y Dược TPHCM

Ngày 27/10/1976, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 426/TTg ngày 27/10/1976 về một số vấn đề cấp bách trong mạng lưới các trường đại học ở miền Nam, theo đó trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba trường: Y khoa Đại học đường Sài Gòn, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn, Nha khoa Đại học đường Sài Gòn.

Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh có 3 khoa trực thuộc gồm Khoa Y, Khoa Răng Hàm Mặt và Khoa Dược, 10 phòng chức năng và 57 bộ môn tại 3 Khoa. Đơn vị chủ quản của trường là Bộ Y Tế. 

Ngày 18.06.2003, Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được đổi tên thành Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TP.HCM) theo Quyết định số 2223/QĐ-BYT ngày 18/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 

Sứ mạng: Đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao; nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Tầm nhìn: Phát triển thành đại học khoa học sức khỏe hàng đầu Việt Nam, ngang tầm các đại học trong khu vực.

Website: https://ump.edu.vn/

Địa chỉ: 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

II. Dự án cung cấp hệ thống thiết bị RFID tại thư viện Đại học Y Dược TPHCM

Đầu tháng 10/2019, Thư viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh đã chính thức hoàn thành việc nâng cấp trang bị thêm các thiết bị RFID, cải tạo và sửa chữa để đưa vào phục vụ bạn đọc trở lại. Ngoài ra, tháng 1/2021 lắp đặt 2 bộ cổng, 5 trạm thủ thư, thiết bị kiểm kê phục vụ hoạt động tự động hóa tại thư viện.

2.1 Hệ thống thiết bị thư viện công nghệ RFID

Hệ thống cổng an ninh thư viện tự động

Cổng từ an ninh tại thư viện Đại học Y Dược TPHCM được lắp đặt và vận hành hoạt động với tính năng nhận dạng bằng sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification). Các tài liệu có dán một nhãn RFID đã được kích hoạt (activate) tính năng chống trộm sẽ phát ra âm báo và đèn hiệu nếu một người mượn hay một khách mang tài liệu đi giữa các anten. Chức năng chống trộm chỉ được vô hiệu hóa (de-activate) khi tài liệu được mượn tại quầy thủ thư hoặc tại các trạm tự phục vụ có chức năng đăng ký mượn tài liệu và tắt chức năng này thì tài liệu mới không gây ra báo động.

cong-an-ninh-thu-vien-tu-dong

 

cong-aninh-thu-vien-tu-dong

Hệ thống cổng an ninh thư viện tự động

>>>Tham khảo: Cổng an ninh thư viện Lyngsoe RFID gates -PG45I

Trạm thủ thư công nghệ RFID 

Khi thư viện bổ sung thêm tài liệu mới, những tài liệu này sẽ được dán nhãn RFID và ghi thông tin định danh tài liệu lên chip. Đây chính là cơ sở để các máy RFID có thể xác định được đó là tài liệu gì trong suốt chu trình lưu thông của tài liệu. Ngoài ra, trạm thủ thư còn hoạt động như một trạm lưu thông, có các chức năng cho phép mượn/trả tài liệu. Tại quầy thủ thư, khi phát sinh một yêu cầu mượn/trả, (các) tài liệu sẽ được đặt lên trạm để đọc thông tin trên chip RFID gắn trong tài liệu. Lúc này thủ thư chỉ việc kết hợp với thông tin bạn đọc qua thẻ để thực hiện giao dịch mượn/trả này thông qua một lần nhấn nút trên phần mềm. Các tính năng an ninh (EAS) trên các tài liệu được bỏ kích hoạt và giao dịch được ghi nhận trên CSDL.

Trạm thủ thư giúp lập trình chip RFID dán trên tài liệu trong thư viện Đại học Y Dược TPHCM, kết hợp với phần mềm thư việnđể lưu thông tài liệu. Ngoài ra, trạm thủ thư công nghệ RFID có khả năng lắp đặt dễ dàng, kết nối mạng và USB, giám sát từ xa và có thể bật/tắt EAS và tương thích với tiêu chuẩn AFI.

tram-thu-thu-lyngsoe-staff-mate-workstation

Hình ảnh trạm thủ thư công nghệ RFID

>>> Tham khảo: Trạm thủ thư Lyngsoe Staff Mate Workstation

Thẻ RFID (Chip RFID) trong thư viện Đại học Y Dược TP HCM

RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giảm sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng.

Công nghệ RFID là dòng chip không sử dụng tia sáng để quét mã vạch, không tiếp xúc trực tiếp. Hiện nay đã có rất nhiều loại thẻ có thể được đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sơn, bìa cứng…và các điều kiện môi trường khác mà mã vạch hoặc các công nghệ khác không thể nhận diện được.

Hiện nay, thẻ RFID được sử dụng rộng rãi và thay thế hoàn toàn so với các loại thẻ mã vạch dán tên sản phẩm tại các siêu thị hoặc mã vạch in trên bìa sách tại các thư viện. Bạn không cần phải mất nhiều thời gian để đưa thiết bị vào sát mã vạch để quét, thẻ RFID cho phép thông tin có thể truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần tiếp xúc vật lý hay chạm gần, chỉ cần ở trong phạm vi. 

the-rfid

Hình ảnh thẻ/tag RFID trong thư viện

>>>Tham khảo thêm Công nghệ RFID / Ứng dụng công nghệ RFID trong thư viện

2.2 Thiết bị kiểm kê và định vị tài liệu Lyngsoe Library Clerk™

Thiết bị kiểm kê/tìm kiếm tài liệu Lyngsoe Library Clerk™ sử dụng công nghệ RFID cho phép kiểm kê, tìm kiếm và xác định tài liệu lưu trữ bị mất hoặc lưu trữ sai vị trí và cập nhật dữ liệu với hệ thống quản lý thư viện (ILS/LMS). Hỗ trợ cán bộ thư viện xử lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc giúp tiết kiệm thời gian và quy trình xử lý.

Với chức năng kiểm kê, thủ thư chỉ đơn giản cầm thiết bị quét antenna qua tất cả các kệ sách cần kiểm kê, sau đó các mã tài liệu được quét sẽ lưu vào một máy tính bảng. Các file thu được cho thể xuất ra dưới dạng file excel thông qua một phần mềm quản lý trên máy tính.

Thiết bị giúp dễ dàng tìm kiếm tài liệu theo danh sách mã tài liệu cần tìm kiếm, nháy đèn và thông báo âm thanh khi tìm thấy được tài liệu.

Xác định vị trí các tài liệu đặt không đúng chỗ để giúp thủ thư dễ dàng sắp xếp lại kho sách khi tài liệu bị đặt không đúng thứ tự hoặc vị trí giữa các tủ/giá sách với hệ thống antenna, tablet và máy tính quản lý kết nối wifi.

thiet-bi-kiem-ke-dinh-vi-tai-lieu-lyngsoe-library-clerk

Hình ảnh thiết bị kiểm kê/định vị tài liệu Lyngsoe Library Clerk™

>>>Tham khảo thêm thông tin: Thiết bị kiểm kê/định vị tài liệu Lyngsoe Library Clerk™

2.3 Trạm mượn/trả sách tự động Lyngsoe Phoenix Selfcheck-Kiosk tại thư viện Đại học Y Dược TPHCM

Trạm mượn/trả sách Lyngsoe Phoenix Selfcheck-Kiosk là một thiết bị công nghệ RFID dành cho thư viện, cho phép bạn đọc tự làm thủ tục mượn trả tài liệu mà không cần trợ giúp của thủ thư với giao diện tự phục vụ trực quan, dễ dàng sử dụng. 

Trạm có thiết kế hiện đại, nhỏ gọn, sang trọng và dễ sử dụng. Bạn đọc có thể quét thẻ thư viện, đặt tài liệu lên khu vực đọc RFID, xem thông tin tài khoản, gia hạn tài liệu và in biên lai giao dịch. Trạm cũng có thể kết nối với cơ sở dữ liệu của phần mềm thư viện thông qua giao thức SIP2 tiêu chuẩn cho phép tương thích với gần như toàn bộ phần mềm thư viện hiện nay.

Trạm tự mượn trả có thể nhận diện các tài liệu đã được dán các chip RFID đã ghi thông tin, thông qua đầu đọc RFID. Đồng thời, trạm sẽ thông qua đầu đọc thẻ cho phép quét thẻ thư viện, thẻ bạn đọc để đăng ký mượn, gia hạn tài liệu, xem thông tin tài khoản. Bạn đọc có thể tự mượn, trả, gia hạn nhiều tài liệu cùng một lúc thông qua một màn hình cảm ứng, với các thao tác đơn giản và ngôn ngữ được hỗ trợ trợ bao gồm cả tiếng Việt.

Tram Tu Muon Tra Sach Lyngsoe Phoenix™ Selfcheck Kiosk

Hình ảnh trạm mượn/trả sách tự động Lyngsoe Phoenix Selfcheck-Kiosk

>>>Tham khảo thêm thông tin: Lyngsoe Phoenix Selfcheck-Kiosk

 

IDT Vietnam hân hạnh là đơn vị cung cấp, thiết kế và lắp đặt hệ thống các sản phẩm công nghệ RFID phục vụ Thư viện Đại học Y Dược TP HCM. Quá trình đưa vào sử dụng  hệ thống lưu thông và giám sát an ninh công nghệ RFID sẽ giúp cho công tác đăng ký mượn/trả tài liệu trong thư viện diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với quy trình truyền thống trước đây. Quá trình lưu thông cũng dần được cải thiện, qua đó tăng hiệu suất phục vụ bạn đọc cho quá trình học tập và nghiên cứu tại thư viện.

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *