Dự án tăng cường trang thiết bị phục vụ thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng

Cuối năm 2022, IDT Vietnam hân hạnh là nhà cung cấp, lắp đặt hệ thống các thiết bị công nghệ RFID thuộc dự án tăng cường trang thiết bị phục vụ Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng chuyển đổi quy trình quản lý hệ thống thư viện đại học hiện đại, chuyên nghiệp. Dự án thực hiện cung cấp và lắp đặt bao gồm hệ thống công nghệ RFID (trạm thủ thư và thẻ RFID), thiết bị kiểm kê tài liệu để phục vụ bạn đọc tốt hơn và góp phần đẩy mạnh đáp ứng các mục tiêu chiến lược đã đề ra, chúng tôi luôn cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

I. Sơ lược về Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng

Tiền thân của Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng là Thư viện tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, được thành lập vào ngày 02 – 9 -1975. Sau khi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng có quyết định chia tách thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng; Thư viện được mang tên Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng. 

(Theo Quyết định số 902/QĐ-UB ngày 09 tháng 4 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng).

Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng là một đơn vị sự nghiệp văn hóa công lập trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng, có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại Đà Nẵng và nói về Đà Nẵng, các tài liệu trong nước và nước ngoài. Thư viện được thành lập năm 1976, có tiền thân là Thư viện Khoa học Tổng hợp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Thư viện có trụ sở tại số 46 đường Bạch Đằng và số 33 đường Trần Phú, cạnh dòng sông Hàn. Thư viện có các phòng đọc, phòng trưng bày, phòng triển lãm, phòng hội thảo, phòng máy tính và phòng trẻ em. 

Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng được UBND thành phố công nhận là Thư viện hạng II theo Quyết định Số 5416/QĐ-UBND ngày 28/07/2015.

Website: https://thuvien.danang.gov.vn/

Địa chỉ: Số 46 Bạch Đằng, 33 Trần Phú, Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

II. Dự án tăng cường trang thiết bị phục vụ thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng

2.1 Trạm thủ thư Lyngsoe Staff Mate Workstation

Trạm thủ thư Lyngsoe Staff Mate Workstation là thiết bị dùng để đọc và ghi thông tin của các nhãn thẻ RFID dán trên tài liệu thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng. Khi thư viện bổ sung thêm tài liệu mới, những tài liệu này sẽ được dán nhãn RFID và ghi thông tin định danh tài liệu lên chip. Đây chính là cơ sở để các máy RFID có thể xác định được đó là tài liệu gì trong suốt chu trình lưu thông của tài liệu. 

Trạm thủ thư được thiết kế có thể linh động đặt được ngay cả trên mặt bàn và gắn dưới mặt bàn và có thể kết nối dễ dàng với máy tính thông qua cổng USB hoặc mạng LAN.

Ngoài ra, trạm thủ thư còn hoạt động như một trạm lưu thông, có các chức năng cho phép mượn/trả tài liệu. Tại quầy thủ thư, khi phát sinh một yêu cầu mượn/trả, tài liệu sẽ được đặt lên trạm để đọc thông tin trên chip RFID gắn trong tài liệu. Lúc này thủ thư chỉ việc kết hợp với thông tin bạn đọc qua thẻ để thực hiện giao dịch mượn/trả này thông qua một lần nhấn nút trên phần mềm. Các tính năng an ninh (EAS) trên các tài liệu được bỏ kích hoạt và giao dịch được ghi nhận trên CSDL.

tram-thu-thu-lyngsoe-staff-mate-workstation

Hình ảnh trạm thủ thư Lyngsoe Staff Mate Workstation

>>>Xem thêm thông tin: Trạm thủ thư Lyngsoe Staff Mate Workstation

2.2 Thẻ RFID (Chip RFID)

RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giảm sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Cấu tạo gồm: 1 chip và 1 anten, có thể lưu trữ và truyền tải thông tin về tài liệu.

Công nghệ RFID là dòng chip không sử dụng tia sáng để quét mã vạch từ xa, không cần căn chỉnh và tiếp xúc trực tiếp với đầu đọc và có thể chứa được nhiều thông tin hơn so với mã vạch thông thường.

Thẻ RFID cho phép thư viện quản lý và kiểm soát tài liệu một cách hiệu quả, tự động hóa các quy trình mượn/trả, an ninh thư viện, kiểm kê tài liệu.

Hiện nay, thẻ RFID được sử dụng rộng rãi và thay thế hoàn toàn so với các loại thẻ mã vạch dán tên sản phẩm tại các siêu thị hoặc mã vạch in trên bìa sách tại các thư viện. Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng không cần phải mất nhiều thời gian để đưa thiết bị vào sát mã vạch để quét, thẻ RFID cho phép thông tin có thể truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần tiếp xúc vật lý hay chạm gần, chỉ cần ở trong phạm vi mà thẻ RFID hoạt động trong thư viện.

the-rfid

Hình ảnh thẻ RFID (Chip RFID)

>>>Xem thêm thông tin: Thẻ RFID trong thư viện

2.3 Thiết bị kiểm kê và định vị tài liệu Lyngsoe Library Clerk ™

Thiết bị kiểm kê và tìm kiếm tài liệu Lyngsoe Library Clerk ™ sử dụng công nghệ RFID cho phép kiểm kê kho sách, tìm kiếm và xác định tài liệu lưu trữ sai vị trí.

Với chức năng kiểm kê, thủ thư chỉ đơn giản cầm thiết bị quét antenna qua tất cả các kệ sách cần kiểm kê, sau đó các mã tài liệu được quét sẽ lưu vào một máy tính bảng. Các file thu được cho thể xuất ra dưới dạng file excel thông qua một phần mềm quản lý trên máy tính.

Thiết bị giúp dễ dàng tìm kiếm tài liệu theo danh sách mã tài liệu cần tìm kiếm, nháy đèn và thông báo âm thanh khi tìm thấy được tài liệu.

Xác định vị trí các tài liệu đặt không đúng chỗ để giúp thủ thư dễ dàng sắp xếp lại kho sách khi tài liệu bị đặt không đúng thứ tự hoặc vị trí giữa các tủ/giá sách.

thiet-bi-kiem-ke-và-dinh-vi-tai-lieu-lyngsoe-library-clerk

Hình ảnh thiết bị kiểm kê và định vị tài liệu Lyngsoe Library Clerk

>>>Xem thêm thông tin: Thiết bị kiểm kê và định vị tài liệu Lyngsoe Library Clerk ™

Dự án tăng cường trang thiết bị phục vụ Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng mang lại tầm quan trọng và giá trị lớn, đóng góp cho sự tiến bộ, hiện đại của thư viện. Ngoài ra, dự án còn giúp thư viện tiết kiệm nguồn lực xử lý các khâu không cần thiết và nâng cao chất lượng phục vụ cho sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh.

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *