Mách bạn 5 bước đọc sách hiệu quả

Đọc sách là một loại năng lực. Con người khi được giáo dục và biết đến ngôn ngữ, sách là người bạn tốt đầu tiên. Việc tiếp xúc nhiều với sách tạo thói quen dần trở thành nhu cầu thiết yếu tự nhiên. Nghiên cứu và thực tế đã cho thấy người đọc sách nắm được thông tin tốt, có khả năng nhận thức về môi trường xung quanh và xác định rõ dự định của bản thân dễ dàng. Khả năng tập trung được cải thiện bởi họ phải dành thời gian tĩnh lặng để thẩm thấu sách và chắc chắn từng dòng chữ đọc được không bay khỏi đầu khi đọc sang dòng tiếp theo.

Do vậy bài viết sẽ gợi ý cho bạn năm bước đọc sách hiệu quả để trở thành người đọc thông thái.

  • Bước 1: Xây dựng thói quen đọc sách

Bạn là người học, nhà nghiên cứu hay công việc yêu cầu bạn phải đọc sách và tài liệu. Bạn dành trọn buổi chiều cuối tuần tươi đẹp tới hiệu sách. Hỳ hục đăng nhập vào trang mua sắm điện tử để đưa vào giỏ hàng những cuốn sách có bìa bắt mắt và những dòng giới thiệu thú vị. Bạn vào trang Nainuwa nội bộ để thực hiện các thao tác đơn giản mà phần mềm đem đến để đọc sách số. Bắt đầu tìm kiếm, lưu hết tất cả những gì tìm được và lên giường đắp chăn đi ngủ bởi yên tâm rằng những gì bạn cần đều có thể lấy được nhanh chóng.

Tìm kiếm nghe có vẻ hợp lý bởi bạn đã bỏ công sức, điều này chứng tỏ bạn cũng quan tâm đến sách vở. Còn những con chữ nằm im trong sách như bạn đang nằm im trong chăn, sẽ chẳng đem đến cho bạn một chút tri thức mới nào.

Thức dậy và bắt tay vào đọc những dòng đầu tiên. Thậm chí bạn có thể hẹn giờ để tạo dựng quy tắc và thực hiện theo chúng. Khi gập sách lại và bạn thấy hạnh phúc bởi mình vừa hoàn thành mục tiêu. Dĩ nhiên việc bỏ thời gian để làm một việc khác mọi ngày sẽ khiến bạn hứng thú ngày đầu thời điểm bạn đang hừng hực khí thế khi nghe được lợi ích của đọc sách hay một bài diễn thuyết 24 phút của người nổi tiếng về sự thật rằng: “Đọc sách kéo dài tuổi thọ”. Điều gì chắc chắn rằng ngày hôm sau bạn vẫn ngồi vào bàn bật đèn và cầm cuốn sách trên tay? Các lý do bắt đầu xuất hiện, bạn cần ra ngoài, bạn quên mang sách hay bởi bạn đang trên đường đi công tác. Hãy cầm điện thoại và lại một lần nữa truy cập vào trang thư viện số Nainuwa, phóng to màn hình lên nếu bạn cần câu chữ thật rõ ràng và tiếp tục đọc tài liệu, xem video, nghe audio hay văn bản luật của công ty/ môn học… nằm sẵn trong hệ thống. Bạn đã có mọi điều kiện đảm bảo cho việc đọc của mình. Điều còn lại là vận động bản thân để có một thói quen mới trong vòng 30 ngày. Sang ngày 31, điều kỳ diệu sẽ đến.   

  • Bước 2: Lựa chọn sách

Bước vào thế giới của sách, có lúc bạn thấy mình như Alice lạc vào thế giới kỳ diệu mải miết chạy theo chú thỏ cầm đồng hồ. Bởi bạn đọc bất kỳ cuốn sách nào bị thu hút: sách bán chạy nhất, danh sách những cuốn cần đọc trước tuổi 20, 30, 50…; sách kinh điển và cả những cuốn có màu bìa xanh lá yêu thích… Giới hạn dòng đời của một người bình thường cho thấy nếu họ ngày qua ngày chăm chỉ và miệt mài cho đến hết cuộc đời việc đọc hết sách có trên thế gian là điều không tưởng, trong khi đó có nhiều cuốn sách có nội dung trùng lặp. Mặt khác giới hạn về ngôn ngữ, nhà xuất bản hay phong cách tác giả có thể sảy ra, dẫn đến việc lặp lại một kiểu sách và nội dung đọc bị giới hạn bởi chính giới hạn đặt ra, tần xuất và chất lượng đọc suy giảm dần theo thời gian. Đây là giai đoạn xác định sách cần/ nên đọc gì để phục vụ được mục đích của bản thân, sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Sự khác biệt giữa đọc để lấy thông tin và đọc để hiểu biết hoàn toàn dựa vào kỹ năng và trình độ. Đọc để lấy thông tin là nhận thêm thông tin và không cải thiện khả năng am hiểu vì mức độ hiểu biết của người đọc trước và sau đó là như nhau. Đọc tăng hiểu biết là cố gắng đọc khi chưa hiểu rõ, nhằm tăng khả năng hiểu biết qua quá trình hoạt động trí não. Bên cạnh đó, đọc giải trí đòi hỏi ít cố gắng và nỗ lực nhất. Không tuân thủ theo quy tắc, đọc giải trí là một gợi ý cho những người mới bắt đầu đọc để tạo niềm yêu thích và hứng thú đọc sách. Lưu lại cuốn sách yêu thích hoặc chọn chủ đề sách tại Nainuwa để duy trì tiến độ đọc và quản lý tài liệu của bạn. Tuy nhiên phạm vi đọc được mở rộng hoặc đào sâu phụ thuộc vào mục đích đọc, do vậy lựa chọn sách chính là dựa vào chính nhu cầu đọc.

  • Bước 3: Cấp độ đọc sách

Bạn đang tiếp cận với thầy vĩ đại đó là sách. Người thầy này sẽ trao truyền tri thức và để người học tự tư duy và trả lời những câu hỏi phát sinh. Do vậy, tính kiên trì và thoải mái với những điều không thoải mái mang hướng tích cực là dấu hiệu tốt lành cho một tư duy khỏe mạnh. Theo tác giả Mortimer J.Adler nhận định trong cuốn sách “How to read a book” (tạm dịch: Đọc sách như một nghệ thuật), có bốn cấp độ đọc sách:

Cấp một, đọc câu chữ. Đây là cấp độ của người đang học chữ, học đọc nhận biết từ ngữ. Ví dụ như đọc ngôn ngữ mới, việc nắm được từ ngữ được đặt lên hàng đầu.

Cấp hai, đọc kiểm soát. Yếu tố thời gian giữ vai trò dẫn dắt. Với khoảng thời gian nhất định cần đọc số lượng sách được đưa ra. Mục đích là thu thập được càng nhiều hiểu biết trong giới hạn định. Thông thường ở cấp độ hai, kỹ năng đọc lướt được ưu tiên nhằm góp nhặt tri thức chính mà không đi vào chi tiết. Ví dụ như việc đọc sách để làm bài tập, làm việc hay vượt qua kỳ thi.

Cấp ba, đọc phân tích. Cấp độ này đòi hỏi thành thạo kỹ năng đọc, có khả năng hiểu và nghiền ngẫm cuốn sách từ cái nhìn của tác giả dẫn đến cái tri thức riêng của người đọc. Thời gian không còn là vấn đề, vấn đề đặt ra ở cấp độ ba là mức độ đọc để hiểu, đi từ chỗ hiểu ít đến hiểu nhiều, cho thấy giá trị người đọc nhận được từ quá trình nỗ lực.

Cấp bốn, đọc so sánh. Số lượng sách là cần thiết để có thể đọc cấp độ so sánh. Không chỉ hiểu một mà nhiều cuốn sách, thấm nhuần được tri thức đem tới dưới cùng hay khác góc độ của người viết về cùng một chủ đề/ môn ngành. Cùng ở điểm nào? Khác ở điểm nào? Vậy thế nào là đúng? Tại sao lại như thế? Bài học đem lại là gì?

Dù ở cấp độ đọc nào, bạn cũng sẽ nhận được một lượng tri thức nhất định với cùng một mục đích nâng cao hiểu biết. Do vậy, với mỗi loại sách có thể chọn cấp độ đọc phù hợp để đạt hiệu quả đọc tối ưu nhất.

  • Bước 4: Không gian – thời gian

Mọi yếu tố ngoại cảnh tác động không nhỏ vào hiệu quả đọc. Ngoại trừ cuốn sách ru ngủ đặc biệt dành cho người thiếu ngủ, phần lớn sách nên được đọc trong không gian và thời gian phù hợp cho việc học và nghiên cứu. Đọc sách là hoạt động của trí não, do vậy bất kể bạn đang đọc sách ở cấp độ nào, chọn chỗ ngồi đẹp trong một không gian yên tĩnh là điều ưu tiên. Thói quen đọc trong âm nhạc âm độ lớn hay kiểu nhạc nhẹ nhàng như nước chảy có thể gây mất tập trung cho người mới bắt đầu.

  • Bước 5: Ghi chép

Dựa vào điểm khác giữa sách truyền tải kiến thức và sách chia sẻ trải nghiệm, việc ghi chép cũng có sự khác biệt. Có bốn lý do cơ bản để ghi chép bao gồm:

  1. Ghi nhớ nội dung sách
  2. Rèn luyện khả năng tập trung
  3. Xem lại nội dung sách
  4. Đưa ra ý kiến cá nhân

Ngoài ra ghi chép là hệ quả của quá trình đọc, phát huy lợi ích tăng vốn từ ngữ và kỹ năng viết của người đọc.

Từ năm bước gợi ý thực hành đọc sách hiệu quả, bạn có thể áp dụng cho bản thân và xây dựng kỹ năng phục vụ cuộc sống.

 

Tài liệu tham khảo:

Mortimer J.Adler (2016), Phương pháp đọc sách hiệu quả.

KVB Boekwerk (2019), Report: The impact of reading books on people and society.

 

__________

Hình ảnh: Internet 

Tổng hợp và viết bài: HP

 

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *