Yếu tố quan trọng khi chọn máy quét trong chuyển đổi số thư viện

1. Chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện 

1.1. Định nghĩa chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện 

Chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện là việc áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng, phát triển nền tảng số đồng thời tích hợp, kết nối, liên thông và chia sẻ CSDL mọi lúc mọi nơi. Đồng thời, chuyển đổi số sẽ giúp xây dựng dữ liệu mở để người dân, cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau tham gia và đóng góp xây dựng hệ sinh thái dữ liệu mở về thư viện. 

1.2. Thực trạng chuyển đổi số trong thư viện hiện nay. 

Đại dịch Covid diễn ra tuy có nhiều thách thức nhưng cũng là cơ hội để các trung tâm thông tin – Thư viện thay đổi diện mạo mới phù hợp với nhu cầu của độc giả.

Quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện có những điểm còn mới mẻ, có thể khiến cho các thư viện gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ bước đầu khi triển khai, xây dựng kế hoạch chuyển đổi số của mỗi thư viện.

Đối với Thư viện, trung tâm Lưu Trữ và Viện Bảo tàng, việc số hóa  tài liệu đang trở thành một thách thức lớn hơn bao giờ hết. Trong thư viện có nhiều các loại sách, báo, tạp chí và tài liệu lịch sử có nhiều màu sắc, hình dạng và khổ cỡ  khác nhau.

Việc xây dựng đề án chuyển đổi số trong thư viện luôn gặp những khó khăn trong việc xây dựng các tiêu chí, hệ thống thiết bị. Trong đó việc xây dựng hệ thống thiết bị số hóa tài liệu là bước đầu và cũng là bước quan trong trong giai đoạn số hóa. Mục đích của Sách Trắng này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cơ bản để giúp bạn hiểu và xác định được chức năng, chất lượng của hệ thống máy quét số hóa khác nhau, và giúp tránh khỏi việc lựa chọn hệ thống máy quét không phù hợp. 

2. Yếu tố quan trọng khi chọn máy quét phù hợp với chuyển đổi số Thư viện.

2.1. Hệ thống cảm biến trong máy quét tài liệu 

Hiện nay trên thị trường hầu hết các loại máy quét sử dụng hai loại cảm biến chính là cảm biến CMOS (Complementary Metal-Oxide- Semiconductor) và cảm biến CCD (Charge Coupled Device). 

Ưu điểm chính của cả hai công nghệ cảm biến là độ nhạy ánh sáng rất cao, nhờ đó các ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh, chẳng hạn như nhiễu ảnh, được giữ ở mức tối thiểu. Cảm biến CMOS thường được sử dụng với các máy scan với công nghệ chụp. 

Đối với công nghệ quét của các máy scan chuyên dụng hiện nay thường sử dụng cảm biến dòng (CCD line) và cảm biến mảng (CCD array). Sự khác biệt giữa hai hệ thống quét nằm ở cấu trúc điểm ảnh (pixel) đơn lẻ trên chip cảm biến dưới dạng cảm biến dòng hoặc cảm biến vùng hay được gọi là cảm biến mảng. 

Trong cảm biến dòng CCD, các điểm ảnh (pixel) – ô nhạy sáng riêng lẻ được đặt thành một hàng. Mỗi hàng có một bộ lọc màu – thường là đỏ (Red), lục (Green) và lam (Blue) để tạo ra ba kênh màu RGB. Độ dài của cảm biến dòng trong máy quét tiêu chuẩn thay đổi từ 7.500 pixel đến hơn 16.000 pixel, một số trường hợp có thể vượt qua 32.000 pixel cho hình ảnh sắc nét – trái ngược với máy ảnh trên cao sử dụng cảm biến ảnh kỹ thuật số.

2.2. Chất lượng hình ảnh

Trong khi chọn máy quét cần xác định được nhu cầu số hóa tài liệu chính xác đến từng chi tiết hay chỉ cần đúng gần giống bản gốc. Trong đánh giá chất lượng chất lượng của một hệ thống số hóa, độ phân giải hình ảnh là một khía cạnh quan trọng. Độ phân giải là khả năng của một hệ thống để tái tạo các cấu trúc hình ảnh mịn hay chỉ cấu trúc thô. Độ phân giải càng cao, các chi tiết hoặc cấu trúc hình ảnh tốt hơn có thể được chuyển từ bản gốc sang bản sao kỹ thuật số.

2.3. Màu sắc hình ảnh

Tiêu chuẩn ICC là chìa khóa để đánh giá khả năng tái tạo màu sắc. Các nhà sản xuất đồ họa, xử lý hình ảnh và các chương trình bố cục đã thành lập Hiệp hội Màu Quốc tế (International Color Consortium) vào năm 1993 nhằm tiêu chuẩn hóa các hệ thống quản lý màu sắc. Cái gọi là cấu hình ICC là một tập dữ liệu đặc trưng cho thiết bị đầu vào hoặc đầu ra màu, hoặc không gian màu. Mục đích là để một tài liệu được quét bằng cách sử dụng máy quét được sao chép càng gần đúng càng tốt trên màn hình hoặc máy in. Do đó, người dùng nên cẩn thận để đảm bảo máy quét được sử dụng đi kèm với hồ sơ ICC và phần mềm sử dụng hỗ trợ thông số kỹ thuật ICC được xuyên suốt.

2.4. Mức độ chiếu sáng 

Ánh sáng có một vai trò đặc biệt để có thể quét hình ảnh với kết quả tốt nhất. Máy quét tài liệu  phải chiếu sáng tài liệu một cách đồng nhất và cung cấp đủ ánh sáng để không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng bên ngoài đối với các hệ thống máy quét.

Ở đây, một cách hiệu quả là tăng độ chiếu sáng lên gấp 30 lần mức ánh sáng bên ngoài. Ngoài ra, nó cũng phải đủ an toàn để không làm hỏng tài liệu. Cuối cùng, để duy trì một mức chất lượng ánh sáng đồng nhất, nó phải tiếp tục làm việc ở mức nhiệt độ ổn định trong thời gian dài. 

Quý khách có thể tham khảo thêm sách trắng TẠI ĐÂY
 

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *